Những kiến thức cần biết về viêm gan C mãn tính
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt hiện nay các nhà
Xem thêmViêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, chưa có vacxin phòng bệnh. Người nhiễm virus viêm gan C có nguy cơ cao tiến triển thành thể mãn tính, từ đó dễ dàng biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Nhưng tại Việt Nam, tỷ lệ mắc viêm gan C thấp hơn viêm gan B, do đó, nhiều người thường lơ là và không trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này.
>> Xem thêm: Cách giúp tăng cường chức năng gan cho người bệnh viêm gan C
>> Xem thêm: Bệnh viêm gan C có chữa khỏi được không?
Viêm gan C lây qua đường máu
Truyền máu có chứa virus viêm gan C. Trước đây, kỹ thuật xét nghiệm máu còn chưa phát triển, thời gian này truyền máu là nguyên nhân chính dẫn đến viêm gan C. Hiện nay, tỷ lệ lây bệnh qua việc truyền máu đã giảm đi nhiều, tuy nhiên vì tiết kiệm chi phí, một số nước vẫn không thực hiện thử nghiệm viêm gan C đối với người hiến máu, gây nên trường hợp người được truyền máu nhiễm virus từ máu của người hiến.
Theo thống kê, 60-80% người nhiễm bệnh viêm gan C là các đối tượng tiêm chích ma túy. Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan C không cao nhưng cũng tập trung nhiều ở các đối tượng tiêm chích ma túy (97% những người tiêm chích ma túy mắc bệnh viêm gan C). Cụ thể, virus viêm gan C lây nhiễm khi sử dụng chung kim tiêm để chích ma túy, virus từ máu nhiễm bệnh sẽ xâm nhập cơ thể người lành.
Các cơ sở y tế cũng được xác định là đường lây truyền viêm gan C ở những trường hợp như: tái sử dụng kim tiêm, dụng cụ y tế,… không được vệ sinh đảm bảo vô khuẩn.
Ngoài ra, virus viêm gan C có thể xâm nhập vào cơ thể khi xăm trổ, châm cứu, dùng chung dao cạo râu, bàn chải đánh răng,…
Trường hợp lây nhiễm viêm gan C qua đường tình dục không nhiều, với tỷ lệ chưa đến 5%. Quan hệ tình dục mạnh, gây trầy xước sẽ làm tăng nguy cơ truyền bệnh. Nên sử dụng bao cao su để giảm thiểu khả năng lây nhiễm bệnh viêm gan C cũng như một số bệnh lây qua đường tình dục khác như HIV-AIDS, viêm gan B,…
Hiện tượng bệnh lây truyền từ mẹ sang con đã từng được ghi nhận tuy nhiên tỷ lệ cũng khá thấp. Nếu virus trong cơ thể người mẹ phát triển và hoạt động mạnh thì bệnh dễ lây hơn. Người mẹ nhiễm viêm gan C vẫn có thể cho con bú, nhưng cần chắc chắn đầu vú không bị nứt nẻ, chảy máu bởi máu là đường lây nhiễm bệnh dễ dàng.
Ngoài ra, một số trường hợp người mắc viêm gan C nhưng không rõ đường lây nhiễm chiếm 30%. Những trường hợp này được cho rằng bị lây nhiễm virus viêm gan C do té ngã, trầy xước mà không hề biết.
>> Xem thêm: Lời khuyên cho người bệnh viêm gan C
Virus viêm gan C thường có thời gian ủ bệnh khoảng 7-8 tuần. Ở giai đoạn cấp tính, các triệu chứng thường kéo dài từ 6-8 tuần. Tuy nhiên, chỉ khoảng 30% bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng như hơi khó chịu, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức xương khớp và bắp thịt. Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, chán ăn, bị sốt và ngứa. Thậm chí, một số bệnh nhân có biểu hiện vàng da và mắt.
Chỉ khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C có các triệu chứng
Giai đoạn này, gan bị tổn thương nặng hơn và chức năng suy yếu dần, tuy nhiên đa số bệnh nhân vẫn chưa có dấu hiệu đáng kể. Chỉ 6% người bệnh có những biểu hiện như: mệt mỏi, đầu óc thiếu tỉnh táo, khó tập trung. Một số người thấy đau lâm râm, hơi nhói phần bụng trên dưới xương sườn bên phải hoặc buồn nôn. Da nổi ngứa, đau nhức xương khớp.
Vì đây là căn bệnh với những diễn biến rất âm thầm, không rõ rệt, vậy nên nếu có bất kỳ biểu hiện tương tự như trên, tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Do các triệu chứng của bệnh viêm gan C rất mờ nhạt, thậm chí một số trường hợp không có triệu chứng, biểu hiện gì, nên để chẩn đoán bệnh một cách chính xác chủ yếu dựa vào các kết quả xét nghiệm.
Chẩn đoán phát hiện sớm là yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm gan C. Mặc dù, có nhiều biện pháp hỗ trợ điều trị viêm gan C thành công, nhưng cơ hội sẽ giảm nếu như phát hiện bệnh vào giai đoạn quá muộn. Chẩn đoán phát hiện chủ yếu nhờ vào các thử nghiệm máu trong những lần khám sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện có sự tăng cao của men gan ALT trong máu, cần xem xét khả năng bị viêm gan.
Yếu tố thứ hai được xem như dấu hiệu của viêm gan là bilirubin. Khi chỉ số bilirubin tăng cao, xuất hiện hiện tượng vàng da, vàng mắt, cần tiếp tục thực hiện xét nghiệm máu để tìm kháng thể chống virus viêm gan C. Kết quả xét nghiệm dương tính có thể đưa ra kết luận là bệnh nhân đang mắc bệnh viêm gan C.
Viêm gan C được điều trị bằng thuốc kháng virus với mục đích đào thải virus khỏi cơ thể. Bác sĩ có thể khuyên sử dụng kết hợp các loại thuốc trong một vài tuần. Khi kết thúc một quá trình điều trị, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu. Nếu virus viêm gan C vẫn xuất hiện, bệnh nhân sẽ cần tiếp tục vòng điều trị thứ hai.
Trong và sau quá trình điều trị viêm gan C, bệnh nhân luôn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Quá trình điều trị kéo dài, chi phí lại cao nên người bệnh cần kiên trì và có niềm tin vào quá trình điều trị để nhận được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Viêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh, đặc biệt hiện nay các nhà
Xem thêmXét nghiệm Anti-HCV được coi là bước xét nghiệm cơ bản giúp chẩn đoán bệnh viêm gan C. Cụ thể,
Xem thêmMột số các bệnh do virus gây ra như thủy đậu, sởi,… sau khi được điều trị thành công, cơ
Xem thêmNgười mắc viêm gan C có nguy cơ cao tiến triển thành mãn tính, tỷ lệ lên đến 80%. Thông
Xem thêmViêm gan c là một căn bệnh giết người thầm lặng với những diễn biến thầm lặng và triệu chứng
Xem thêmTrong cơ thể con người luôn có một hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh từ
Xem thêmViêm gan C là căn bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan C (Hepatitis C Virus) gây nên, . Bệnh
Xem thêmHỎI Chào bác sĩ, bố em mới xét nghiệm và được các bác sĩ nói là bố em bị viêm
Xem thêmTheo thống kê mới nhất của Hội gan mật Việt Nam, hiện nay mỗi ngày tại Việt Nam có từ
Xem thêmXin hỏi bác sĩ: Tôi rất hay mệt mỏi, ăn uống không ngon, da dẻ kém sắc, chân tay hay
Xem thêm